Không chỉ với những người còn đang học tiếng Trung, mà cả với những người đã học và đang sử dụng ngôn ngữ này thường xuyên thì kỹ năng nghe vẫn là một kỹ năng khó. Rất hiếm khi có ai học tiếng Trung như tiếng thứ 2 mà có thể hiểu 100% tất cả từng câu từng từ người nước ngoài nói. Tuy nhiên, nếu rèn luyện đúng phương pháp và đều đặn, việc thành thạo trong kỹ năng nghe tiếng Trung, ngay cả với những học sinh còn đang đi học, là hoàn toàn có thể. Cùng tìm hiểu nhé:
1, Phát âm tiếng trung thật tốt
Nghe có vẻ buồn cười vì khi đang bàn tới nghĩ năng nghe tiếng Trung giao tiếp mà lại nhắc tới việc phát âm. Thế nhưng, thực tế thì việc nắm chắc và phát âm đúng trong tiếng Trung sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nghe tốt tiếng Trung.
Học nghe tiếng Trung |
Nắm không tốt kỹ năng phát âm tiếng Trung, nhịp điệu cần thiết trong tiếng Trung cũng giống như bạn sống ở Hà Nội mà vào Huế nghe nói chuyện vậy. Rõ ràng người Huế nói tiếng Việt, nhưng tại sao lại khó nghe đến vậy. Vì cách họ phát âm từ khác với người Hà Nội. Người Hà Nội không quen cách phát âm và nhấn nhá âm điệu kiểu Huế nên phải gồng mình lên nghe mà không hiểu. Tương tự với tiếng Trung, việc bạn cẩu thả trong phát âm có thể ngăn cản việc bạn nghe tiếng Trung tốt. Trong khuôn khổ bài này, chúng ta không tiện đề cập tới các quy tắc phát âm và phương pháp phát âm tiếng Trung. Tuy nhiên, một lời khuyên cho những bạn giờ này vẫn chưa thật chắc chắn về phát âm tiếng Trung là hãy rà soát lại toàn bộ những kiến thức này của mình và sửa ngay nếu thấy hổng. Biết được cách phát âm chuẩn của người bản địa sẽ giúp bạn học tiếng Trung giao tiếp với kỹ năng nghe tốt lên rất nhiều.
2, Phương pháp ngược
Một phương pháp truyền thống khi luyện nghe tiếng Trung của học sinh là nghe trước, chữa sau. Nghĩa là các bạn học sinh có xu hướng bật file mp3 nghe bài trước, nghe đi nghe lại, đến khi nào không nghe được hoặc mệt quá thì mới lôi phần file đánh chữ ra so sánh đối chiếu.
Thực tế cho thấy nếu bạn làm ngược lại, hiệu quả sẽ tốt hơn. Đầu tiên, hãy cầm file văn bản của bài nghe, đọc và dịch. Bạn không cần phải vội, cứ đọc từ từ, phân tích ý, dịch cẩn thận, cày bài thế nào tùy ý. Miễn là bạn phải hiểu bài thật tốt. Nếu cảm thấy cần thiết cứ lấy từ điển ra tra từ mới. Sau khi đọc xong bài, hãy dành ra vài giây hình dung lại tổng thể cả bài nói về cái gì và chuyển sang nghe. Bật đúng file bài đó lên và nghe. Tất nhiên, chả cần nghe bạn cũng thừa biết nó nói về cái gì. nhưng hãy cứ nghe một cách chăm chú. Nếu trình độ nghe của bạn đang ở tầm trung, bạn sẽ nhận thấy mình thường chỉ nghe được lõm bõm vài ba từ. Nhưng do đã đọc văn bản nên bạn nghe được nhiều từ hơn. Số từ còn lại bạn không nghe được nhưng vì đã đọc rồi.
Bạn hãy cứ nghe tiếp như vậy vài lần. Sau khi đã khá ngấm, bây giờ là lúc cày bài nghe. Tốt nhất là dùng Media player để dễ dàng điều chỉnh ngắt nhịp của file khi cần. Bây giờ hãy cầm văn bản lên kết hợp với nghe. Hãy để ý những từ mình đọc trong văn bản nhưng trong file nghe lại chưa nghe tốt được, hãy bật đi bật lại những đoạn xung quanh các từ đó. Bây giờ vấn đề không phải là hiểu bài nói gì, mà bạn phải cày để tai của mình quen với tất cả các từ trong bài và phát hiện ra chúng. Đừng sợ rằng cách làm ngược này sẽ không phát huy hiệu quả. Hãy làm thử trong một thời gian đều đặn, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả.
3, Tập trung
Đừng để tâm hồn treo ngược cành cây khi nghe. Nghe ai nói mà không tập trung, kể cả tiếng Việt cũng đã khó chứ đừng nói là tieng Trung giao tiep. Khi đang nghe tiếng Trung, hãy chắc rằng đầu bạn đang làm việc. Khi tai nghe được gì thì đầu cũng tiếp nhận và dịch ra từng đấy. Sợ nhất trong nghe tiếng Trung là để tiếng đi qua “rửa tai” cái đầu không hoạt động,. Không tập trung, cho dù có ngồi nghe 10 tiếng một ngày cũng không nên cơm cháo gì.
4, Tâm lý thoải mái và khả năng dự đoán
Một trong những sai lầm của nhiều người luyện nghe khi hoc tieng Trung giao tiep là họ quá hồi hộp. Khi giao tiếp với ai đó sử dụng tiếng Trung, biết là khả năng nghe của mình không tốt, họ cứ lo lắng và dành nhiều thời gian để sợ hơn là để tập trung nghe. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh nếu bạn phải đối thoại với người bản ngữ cho dù trình độ nghe của bạn chưa tốt. Phải từ từ tập trung thì bạn mới có thể nghe được. Một điều nên nhớ nữa là hãy cố gắng đoán nghĩa. Đừng bao giờ cho rằng bạn phải nghe được từng câu từng chữ mới là đạt. Bạn chỉ cần nghe được những từ khóa quan trọng, cộng thêm nhịp điệu, thái độ người nói và văn cảnh là có thể nhận ra ý người người nói muốn truyền đạt. Muốn đạt đến khả năng nghe đâu thủng đấy, bạn phải tiếp tục luyện tập.
Chúc bạn thành công!
No comments:
Post a Comment