Tuesday, July 14, 2015

Nâng cao kỹ năng nghe khi học tiếng Trung giao tiếp

Để nghe tiếng Trung tốt, bạn cần có một quá trình luyện tập và học hành chăm chỉ, sự quyết tâm, cố gắng và kiên trì. Điều quan trọng bạn nên học cách phát âm cho chuẩn, nghe những ý chính, và chọn nguồn nghe tiếng Trung tin cậy, nghe tiếng Trung thường xuyên và thường xuyên nâng cao vốn từ vựng. Với người học tiếng Trung giao tiếp thì trong các kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết thì kỹ năng nghe đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao khả năng phát âm và kỹ năng tieng Trung giao tiep.

1. Làm thế nào để nghe tốt tiếng Trung
Tưởng tượng xem, nếu sáng nào bạn cũng nghe một bài hát nào đó, thì dù thích hay không, bạn cũng sẽ thuộc hay nhớ vài câu trong bài. Ta hãy biến việc nghe tiếng Trung thành một thói quen và sở thích. Luyện nghe hàng ngày sẽ giúp bạn dần "thẩm thấu" tiếng Trung và thêm yêu ngôn ngữ này. Mỗi khi đến giờ kiểm tra nghe tiếng Trung, đầu bạn như muốn nổ tung vì không thể bắt kịp lời nói của người bản ngữ? Bạn tự hỏi làm sao để có thể khắc phục được tình trạng đó? Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp bạn nâng cao kỹ năng nghe khi học tiếng Trung và thêm yêu thích nghe tiếng Trung.

Học nghe tiếng Trung


  • Nghe nhiều lần: Cùng một nội dung, bạn hãy nghe thật nhiều lần và cố gắng nghe được từng chữ trong bài. Sau đó bạn nhớ lại và tập đọc theo, dần dần bạn sẽ nhập tâm những câu nói đó và nhận ra chúng nếu gặp lại trong các bài sau. Ngoài ra, bạn còn có thể áp dụng những câu nói này thường xuyên trong tiếng Trung giao tiếp hoặc các cuộc thảo luận để cải thiện cả kỹ năng nói.
  • Luyện nghe hàng ngày: Hãy dành mỗi ngày một ít thời gian cho việc nghe tiếng Trung. Tài liệu giúp bạn luyện tập rất phong phú, có thể là những bài hát, radio, bản tin, hay chương trình talkshow. Bạn có thể luyện nghe ngay khi đang làm việc nhà hay trên xe buýt. Vậy thì tại sao không biến nghe tiếng Trung thành một thói quen hàng ngày và dần dần "thẩm thấu" để nâng cao trình độ?
  • Khơi gợi hứng thú cho bản thân: tập trung nghe những nội dung mà bạn cần học, muốn tìm hiểu hay yêu thích, chẳng hạn như kinh doanh hay văn hóa. Trước hết, hãy nghe những tài liệu đơn giản, dễ nghe rồi nâng dần độ khó. Chọn nghe theo chủ đề yêu thích sẽ giúp bạn có thêm hứng thú và động lực tìm tòi, giúp bạn tiến bộ trong thời gian ngắn.
2. Phương pháp nghe tiếng Trung hiệu quả
Bạn nên nhớ người ta không vô tình nói " Nghe, Nói, Đọc, Viết" theo thứ tự như vậy đâu. " Nghe, Nói, Đọc, Viết" là trình tự hoc tieng Trung giao tiep tự nhiên nhất. Trẻ em học ngôn ngữ mẹ đẻ theo trình tự trên hiệu quả thì khỏi phải bàn rồi. Kỹ năng Nghe luôn là một trong số các kỹ năng còn yếu của sinh viên hiện nay. Khi bạn có thời gian chết sao bạn không luyện nghe tiếng trung nhỉ, rất thú vị đó. 

  • Nghe Thụ Động:
‘Tắm’ ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu: Hãy nghe! Đừng hiểu. Bạn chép vào CD một số bài tiếng Trung. Mỗi bài có thể dài từ 1 đến 5 phút. Khi nào bạn ở nhà một mình, thì mở các bài đó ra vừa đủ nghe, và cứ lặp đi lặp lại mãi ra rả như âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần để ý đến nó.

Công việc ‘tắm ngôn ngữ’ này rất quan trọng, vì cho ta nghe đúng với từng âm của một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhưng loại trừ những âm lạ. Lối 'tắm ngôn ngữ' đó chỉ là vấn đề làm quen đôi tai, và sau một thời gian (lâu đấy chứ không phải vài ngày) bạn sẽ bắt được các âm của tiếng Trung, và thấy rằng âm ấy rất dễ nghe, nhưng hoàn toàn khác với âm Việt.

Đừng nản lòng nhé. Tiếp đó nghe với hình ảnh động. Nếu có giờ thì xem một số tin tức bằng tiếng Trung, nên mình dễ quen nghe, và từ đó lỗ tai mình lại hỏng, về sau lại khó nghe người bản xứ nói tiếng Trung - thế là phải học lại lần thứ hai!. Các hình ảnh đính kèm làm cho ta ‘hiểu’ được ít nhiều nội dung bản tin, mà không cần phải ‘dịch’ từng câu của những gì xướng ngôn viên nói. Bạn sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại, thì mình thấy rằng mình đã nắm bắt được phần chính yếu của nội dung bản tin. Và đây là cách thư hai để tắm ngôn ngữ. Tham khảo thêm bài viết về : 3 yếu tố quyết định kỹ năng nghe tiếng Trung của bạn

  • Nghe chủ động.
Đây là cách nghe hiểu, tức là khi nghe bạn chép ra, đọc hiểu, không hiểu tra từ điển, nói cách khác là chủ động học chứ không bị động nghe như trên.
Chăm chú nghe lại một số bài mình từng nghe trong giai đoạn ‘tắm ngôn ngữ’: Lấy lại script của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong tưởng tượng lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần. Sau đó xếp bản script và nghe lại để hiểu. Lần này: tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng và hiểu. Trường hợp không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần đúng như mình đã nghe, sau đó lật lại script để so sánh.

Học hát tiếngTrung, và hát theo trong khi nghe. Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe.  Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều.

3. Những kỹ thuật giúp bạn rèn luyện kỹ năng nghe tiếng  cực trung kỳ hiệu quả

- Học cách phát âm tiếng Trung giao tiếp chuẩn: 
Bạn không thể nghe tốt tiếng trung nếu bạn không biết cách phát âm từ vựng. Nắm được cách phát âm và trọng âm là chìa khóa vàng giúp bạn nghe tốt tiếng trung, nhất là trong trường hợp bạn phải nghe những đoạn nói nhanh. Nói chuyện với người nước ngoài sẽ giúp bạn phát âm tốt hơn. Bạn có thể tham gia câu lạc bộ tiếng trung để giúp bạn hòa mình vào môi trường nói tiếng trung và nâng cao khả năng phát âm của mình. Ngoài ra, bạn nên chú trọng tới cách phát âm với mỗi từ mới.

- Nghe nắm ý chính: 
Đây là kỹ thuật nghe có mục đích, nghe để tìm hiểu nội dung chính. Trước khi nghe, bạn cần đọc qua những câu hỏi yêu cầu, hoặc nghe chỉ dẫn trong băng đĩa để suy đoán thông tin cần nắm bắt và chủ đề của bài nghe. Trong quá trình nghe, bạn nghe những từ quan trọng để dựa vào đó suy ra ý chính của bài nghe. Những từ này thường là những từ mang trọng âm, được nhấn mạnh hoặc được nhắc nhiều lần trong bài. Bạn nên sử dụng kỹ năng tốc ký để tăng cường khả năng tập trung, ghi nhớ lại những thông tin vừa nghe và phát triển bài nghe sao có hệ thống. Để tốc ký hiệu quả, bạn nên tạo cho mình hệ thống các chữ viết tắt và các ký hiệu thường xuyên sử dụng. Sau khi đã nghe và tốc ký lần đầu, tôi thường tự đặt các câu hỏi để tìm kiếm và liên kết các thông tin. Dựa vào các từ hỏi rất quen thuộc để đặt ra các câu hỏi liên quan, điều này giúp tôi định hướng tạo nên một chỉnh thể nội dung liên quan trong bài nghe.

- Đoán nghĩa từ mới: 
Không phải ai cũng nghe được 100% nội dung bài nghe tiếng Trung, điều quan trọng là bạn phải biết đoán nghĩa bằng cách dựa vào nội dung đoạn hội thoại, trọng âm và nhớ lại âm thanh từ đó. Bạn nên tập trung và đừng để tâm hồn treo ngược cành cây khi nghe. Bằng cách đoán nghĩa, bạn sẽ tự tạo cho mình hứng thú bằng cách đoán chủ đề, đoán người tham gia hội thoại, địa điểm, những từ xuất hiện trong bài nghe dựa vào số từ đã nghe hoặc có sẵn, đoán trình tự các sự kiện xảy ra trong bài nghe.

- Chọn nguồn học và nghe tiếng trung thường xuyên: 
Bạn cần lựa chọn các nguồn học tin cậy và tài liệu phù hợp với trình độ nghe hiện tại. Chỉ với 15 phút thực hành nghe mỗi ngày, bạn đã tạo cho mình thói quen phản xa nghe và làm quen với cách phát âm. Công việc tắm ngôn ngữ này giúp bạn bắt được các âm tiếng trung, và thấy các âm này hoàn toàn dễ nghe.

- Nâng cao vốn từ vựng tiếng Trung: 
Muốn nghe tốt tiếng trung thì phải nhớ thật nhiều từ vựng. Bạn có thể học từ vựng tiếng trung mỗi ngày bằng cách chọn nhóm từ vựng cần học, sử dụng hình ảnh, âm thanh để giúp bạn nhớ hơn, dùng một quyển sổ nhỏ để ghi lại các từ và cụm từ, học từ vựng liên quan và ôn lại từ mới một cách thường xuyên.

Chúc các bạn thành công!
Tìm hiểu thêm tại: http://tiengtrunggiaotiep.com/

No comments:

Post a Comment